Vì sao hộ kinh doanh không muốn chuyển lên doanh nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều hộ kinh doanh lớn, làm ăn phát triển tốt nhưng vẫn chưa muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp. Việc chuyển đổi hoạt động lên doanh nghiệp sẽ giúp cải thiện chất lượng lao động, điều kiện làm việc và phúc lợi sẽ tốt hơn. Nhưng không phải hộ kinh doanh chưa đủ điều kiện chuyển đổi mà do “ngại thuế” và còn gặp nhiều lỗi lo.

Có thể bạn quan tâm

phan mem hoa don dien tu
Hộ kinh doanh “ngại” chuyển đổi lên doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Hộ kinh doanh ngại chuyển đổi

Về bản chất có thể coi hộ kinh doanh và doanh nghiệp vừa và nhỏ là một nhưng về chính sách thì khác nhau. Chẳng hạn hộ kinh doanh bị hạn chế về quyền kinh doanh, chỉ được đăng ký tại một địa điểm, phạm vi hoạt động cũng bị hạn chế. Còn đối với doanh nghiệp thì được mở rộng hơn về vay vốn, lao động, hỗ trợ vốn.

Những điều này cho thấy hộ kinh doanh có nhiều hạn chế hơn so với doanh nghiệp nên muốn mở rộng quy mô sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên hộ kinh doanh vẫn chọn mô hình này bởi nó cũng mang lại nhiều lợi ích nhất định so với doanh nghiệp.

Có thể thấy rõ việc đăng ký chuyển lên doanh nghiệp tốn nhiều thời gian và chi phí. Những vấn đề như tuyển dụng, sa thải nhân viên, giải thể doanh nghiệp cũng cần thực hiện theo quy định. Còn đối với hộ kinh doanh, những vấn đề trên đều được giải quyết đơn giản hơn, lệ phí thành lập cũng chỉ bằng một nửa so với doanh nghiệp.

giải pháp hóa đơn điện tử
Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Nhiều hộ kinh doanh băn khoăn về việc chuyển đổi lên doanh nghiệp vì chi phí quá nhiều, đồng thời luôn phải “đối mặt” với thanh kiểm tra, xử phạt… Ông Huỳnh Tấn Cường – hộ kinh doanh tại quận Bình Tân có đưa ra kiến nghị: “Ngành thuế cần có chính sách ưu đãi thuế khi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp ít nhất 3 năm để tạo điều kiện hoạt động sau khi chuyển đổi”.

Thuế hộ kinh doanh và thuế doanh nghiệp

Đối với hộ kinh doanh đóng thuế theo phương pháp khoán và có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thí thuế doanh thu được tính theo doanh thu khoán và doanh thu hóa đơn. Tùy vào từng loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thì thuế giá trị gia tăng nhiều nhất cũng chỉ là 5% và tỷ lệ thuế nhu nhập cá nhân là 0,5%, 1,5% và 2%.

Đối với trường hợp thành lập công ty TNHH, thuế doanh thu không căn cứ theo phương thức khoán mà được xác định theo hoạt động kinh doanh, các chi phí, thuế suất thuế TNDN. Theo quy định, từ ngày 1/1/2016, thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Không chỉ vậy, thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp có mức 0%, 5% và 10%.

phần mềm hóa đơn điện tử
Thuế hộ kinh doanh và thuế doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm là dễ dàng vay vốn, quyết định các vấn đề doanh nghiệp thuận lợi hơn. Nhưng nhược điểm đối với doanh nghiệp là không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của họ.

Ưu điểm khi hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh là quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách đơn giản. Cũng giống với doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng không có tư cách pháp nhân. Hộ kinh doanh còn có nhược điểm là chịu trách nhiệm do toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh múng.

Có thể thấy hoạt động với mô hình hộ kinh doanh sẽ có lợi thế về thuế và các chế độ hơn so với doanh nghiệp. Vì vậy họ không muốn chuyển đổi hoạt động lên doanh nghiệp.

Áp dụng quản lý điện tử

Có rất nhiều lý do mà hộ kinh doanh chưa “lên đời” doanh nghiệp, có thể chia làm 2 nhóm: sợ thủ tục và xuất hóa đơn bất hợp pháp. Có những hộ lợi dụng sự thông thoáng của luật về thuế để sử dụng hóa đơn trái phép. Vì vậy, nhiều đơn vị kinh doanh cá nhân có doanh thu lên đến hàng trăm tỷ nhưng vẫn không muốn chuyển lên doanh nghiệp.

Theo bà Tạ thị Phương Lan – Phó Vụ trưởng vụ quản lý thuế TNCN cho biết cơ quan thuế sẽ áp dụng quản lý điện tử đối với hộ kinh doanh. Việc quản lý kinh doanh theo phương thức này sẽ được chặt chẽ hơn. Ngành thuế đã và đang áp dụng các cơ chế khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử.

Nguồn: https://minvoice.vn/