Nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động kinh doanh

Năm 2016, kinh tế tư nhân được kích hoạt, là nền tảng thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển hơn nữa trong năm 2017 và những năm tiếp theo. Có rất nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng có phải đều hoạt động kinh doanh. Vậy thành lập doanh nghiệp không để kinh doanh thì làm gì?

Sự thông thoáng Luật cùng sự phát triển doanh nghiệp tư nhân

Áp dụng Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp năm 2014. Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Thành lập doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển
Thành lập doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển (Nguồn: Internet)

Và kết quả ban đầu đạt được là khoảng 110.100 doanh nghiệp thành lập mới, gần 27.000 cơ sở kinh doanh quay trở lại hoạt động. Năm 2016, nền kinh tế được “tiếp sức” trên 2,5 triệu tỷ đồng vốn đăng ký và vốn tăng thêm từ khu vực tư nhân.

Nhìn nhận trên những con số như vậy thì đây là kết quả tốt. Với sự thông thoáng của Luật cùng với quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP và Nghị quyết 35/NQ-CP (đều ban hành năm 2016), năm 2017 và những năm tiếp theo số lượng doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sẽ tiếp tục gia tăng.

Doanh nghiệp “ma” tham gia trên thị trường

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục nhưng trong số đó cũng không ít doanh nghiệp “ma” đang hoạt động. Những doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động tại địa chỉ đăng ký là doanh nghiệp mất tích, doanh nghiệp bỏ trốn hay doanh nghiệp “ma”.

Nhưng có những doanh nghiệp kinh doanh dừng kinh doanh bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cơ chế thị trường thay đổi liên tục. Có thể kế hoạch kinh doanh bị thay đổi nên đã thành lập cơ sở kinh doanh rồi nhưng tạm thời chưa kinh doanh. Có những trường hợp không kinh doanh nữa mà tìm cơ hội khác nên không hoạt động ở địa chỉ đã đăng ký. Cac doanh nghiệp này thì bản chất đúng là : doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.”

Doanh nghiệp "ma" mua bán hóa đơn bất hợp pháp
Doanh nghiệp “ma” mua bán hóa đơn bất hợp pháp (Nguồn: Internet)

Lợi dụng sự thông thoáng của Luật nhiều đối tượng thành lập doanh nghiệp không phải để kinh doanh mà chỉ để gian lận hóa đơn, mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Đây cũng được coi là một doanh nghiệp “ma”.

Công tác quản lý hóa đơn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn do các thủ tục, nhiều giấy tờ liên quan, cần kiểm tra thì phải tìm trong những bản giấy tờ khác nhau. Hơn nữa, hệ thống pháp luật ở quốc gia nào cũng có kẽ hở. Vì vậy, nước nào cũng có cơ quan lập pháp chuyên xây dựng, sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Quản lý giao dịch hàng hóa, dịch vụ hiện nay quá nặng về hóa đơn giấy, mua bán gì cũng đều phải có “hóa đơn đỏ” mới được coi là hợp lý, mới được thanh toán, được cơ quan Thuế chấp nhận.

Hóa đơn điện tử – giải pháp cho ngành thuế hạn chế doanh nghiệp ma

Vậy, biện pháp nào thay thế hóa đơn giấy? Và hóa đơn thuế điện tử đã được áp dụng với cách thức quản lý chặt chẽ, phần nào đã góp phần ngăn chặn mua bán hóa đơn trái phép.

Áp dụng hóa đơn điện tử dựa trên nền tảng công nghệ thông tin mang lại nhiều tiện ích trong lĩnh vực Thuế. Theo thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hóa đơn điện tử có thể thay thế các loại hóa đơn sau:

  • Hóa đơn xuất khẩu.
  • Hóa đơn giá trị gia tăng (01GTKT).
  • Hóa đơn bán hàng (02GTTT).
  • Hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm…
  • Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thay thế được cho nhiều loại hóa đơn nên các cơ quan Thuế cũng như doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí in giấy tờ, chuyển phát hóa đơn. Và doanh nghiệp chỉ cần thao tác đăng ký hóa đơn điện tử, sử dụng, kiểm tra, lưu trữ hóa đơn trên phần mềm hóa đơn điện tử.

Thực trạng các doanh nghiệp mới thành lập tại Việt Nam còn cần kiểm soát chặt chẽ hơn. Tình trạng doanh nghiệp chỉ đăng ký thành lập nhưng khi đó lại hoạt động kinh doanh không đúng quy định pháp luật, chẳng hạn mua bán hóa đơn bất hợp pháp.  Đây cũng là tình trạng phổ biến hiện nay, khi các doanh nghiệp còn ham lợi và gian lận thuế. Trong việc triển khai và thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử đã mang lại những kết quả tốt đẹp và hiệu quả.

Nguồn: https://minvoice.vn

Công ty cổ phần giải pháp hóa đơn điện tử Việt Nam

Email: [email protected]

TP. Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa nhà Reeco, Số 98 Hoàng Ngân – Cầu Giấy – Hà Nội.

Hotline: 0942 39 88 55.

TP. HCM

Địa chỉ: P203 HUD Building, Số 159 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạch

Hotline: 0904 121 078.