Theo dự kiến, kể từ 2018, khoảng 30% số doanh nghiệp sẽ được áp dụng hóa đơn điện tử. Mặc dù nhận thức rõ những lợi ích lớn mà loại hình hóa đơn này mang lại, song nhiều doanh nghiệp vẫn còn e ngại trong việc triển khai tại đơn vị mình.
Lộ trình triển khai hóa đơn điện tử
Theo dự thảo Nghị định sửa đổi về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ được xây dựng thay thế Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP, kể từ đầu năm 2018, 50% các doanh nghiệp lớn, tổng công ty, tập đoàn và 10% các công ty vừa và nhỏ sẽ phải sử dụng hoá đơn điện tử, đặc biệt là các đơn vị có rủi ro cao về thuế sẽ bắt đầu phải áp dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực. Đến 01/07/2018 sẽ bắt đầu áp dụng đại trà loại hình hóa đơn này với khoảng 30% số doanh nghiệp trên thị trường và đến năm 2020 là gần như tất cả các doanh nghiệp hoạt động bắt buộc phải sử dụng hoá đơn điện tử.
Việc triển khai hóa đơn điện tử là xu hướng tất yếu diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn và rõ rệt mà hóa đơn điện tử mang lại cho doanh nghiệp như giảm thiếu tối đa sai sót do phải viết tay, tiết kiệm, dễ dàng hơn trong công tác quản lý, truyền nhận, lưu trữ, bảo quản … đây còn là công cụ hữu hiệu giúp cơ quan thuế hạn chế được tình trạng gian lận, trốn thuế do dựa vào những kẽ hở trong quản lý loại hình hóa đơn giấy truyền thống gây ra.
Băn khoăn trong việc triển khai hóa đơn điện tử tại doanh nghiệp
Đồng tình với ý kiến cho rằng chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sẽ giúp tiết kiệm chi phí, tăng cường công tác quản lý, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng thời gian 2018 là quá gấp. Thông thường các đơn vị sẽ mất từ 1 đến 2 năm để chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng hóa đơn điện tử, nếu đã sử dụng hoá đơn điện tử có được sử dụng hoá đơn giấy nữa không ? Hơn nữa trong thời gian chuyển giao, việc sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử cũng gây nhiều băn khoăn cho doanh nghiệp.
Để xử lý những khó khăn này, VNIs luôn đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng vấn đề, tư vấn toàn diện về chính sách cho các đơn vị, đáp ứng đầy đủ và chính xác luật pháp về hóa đơn và kế toán. Bên cạnh đó, doanh nghiệp được Bộ Tài Chính cho phép hoàn toàn có thể sử dụng song song cả hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử trong suốt thời gian chuyển đổi.
Ở một khía cạnh khác, nhiều doanh nghiệp có nhiều chi nhánh trên khắp cả nước, thậm chí mỗi chi nhánh có thể có nhiều điểm thanh toán (POS) sẽ gặp khó khăn trong công tác ký điện tử trên hóa đơn. Tuy nhiên với giải pháp hóa đơn điện tử VN-Invoice, tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp, VNIs sẽ tư vấn mô hình ký điện tử tối ưu cho doanh nghiêp (Ký phân tán hoặc ký tập trung). Vì vậy bài toán về ký điện tử hoàn toàn có thể được giải quyết một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, với những doanh nghiệp thường xuyên phải luân chuyển hàng hóa, khả năng hóa đơn điện tử thay thế cho phiếu vận chuyển nội bộ, hóa đơn GTGT trong quá trình lưu thông cũng là một câu hỏi thường xuyên được đặt ra. Với câu hỏi này, VNIs luôn hướng dẫn doanh nghiệp nên in một bản thể hiện của hóa đơn hoặc phiếu vận chuyển nội bộ với đầy đủ thông tin hàng hóa cùng mã đăng nhập vào hệ thống. Hiện nay các cơ quan chức năng như công an kinh thế, quản lý thị trường đều đã được hướng dẫn và trang bị các thiết bị để có thể truy xuất hóa đơn điện tử. Do đó trong trường hợp bị kiểm tra hàng hoá trong quá trình lưu thông, doanh nghiệp chỉ cần xuất trình bản thể hiện của hóa đơn hoặc phiếu vận chuyển nội bộ, mã đăng nhập để từ đó cơ quan chức năng có thể kiểm tra thông tin của hóa đơn.
Do đây là loại hình hóa đơn mới nên nhiều doanh nghiệp còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong quá trình triển khai, song về cơ bản những khó khăn này đang dần được giải quyết và Bộ Tài chính cũng đang tiếp thu mọi góp ý với tinh thần hết sức cầu thị. Cùng với những lợi ích to lớn mà hóa đơn điện tử mang lại, việc áp dụng hóa đơn điện tử tại doanh nghiệp trở nên vô cùng thuận lợi và dễ dàng, khi doanh nghiệp được sự hỗ trợ giải đáp thắc mắc từ các đơn vị cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử như VNIs.
Nguồn: minvoice.vn