Lưu ý quan trọng dành cho doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giấy năm 2019

Vì một số lý do khách quan hoặc chủ quan, nhiều doanh nghiệp vẫn đang trì hoãn việc triển khai hóa đơn điện tử bằng việc sử dụng hóa đơn giấy. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn sử dụng hóa đơn giấy cần lưu ý một số điều sau:

1. Thời gian chuyển đổi sang hóa đơn điện tử không còn nhiều

Lộ trình chuyển đổi sang hóa đơn điện tử được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP:

  • Từ ngày 01/11/2018, đơn vị, tổ chức kinh doanh và hộ kinh doanh trên cả nước có 02 năm để tiến hành chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.
  • Các doanh nghiệp mới thành lập sau 01/11/2018 thì buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử ngay từ đầu.
  • Riêng Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các đô thị lớn phải hoàn thành triển khai trong năm 2019.

Như vậy là thời gian để các doanh nghiệp làm quen với hóa đơn điện tử không còn nhiều. Tính đến nay, đã gần hết ½ thời gian chuyển đổi cho phép từ chính phủ, nếu không khẩn trương chuyển đổi để làm quen với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như:

  • Tiếp tục thất thoát, đội chi phí từ việc sử dụng hóa đơn giấy
  • Không kiểm soát được tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
  • Lãng phí thời gian vào những công việc thủ công mà không đem lại hiệu quả
  • Cản trở cho quy trình kinh doanh, làm chậm quá trình thanh toán của khách hàng
  • Ngoài ra, nếu cố tình chờ đến hạn cuối của lộ trình chuyển đổi, khi việc sử dụng hóa đơn điện tử trở thành bắt buộc thì doanh nghiệp còn có thể phải đối mặt với những gián đoạn, thậm chí là rủi ro pháp lý do những lỗi lầm không đáng có đến từ việc không sử dụng thành thạo hóa đơn điện tử.

Chính vì vậy các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy cần hết sức lưu ý về những cột mốc trong lộ trình chuyển đổi hóa đơn điện tử trên để không gây ra những sự cố đáng tiếc.

2. Trước 1/11/2020, doanh nghiệp có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn giấy là do đã lỡ in số lượng lớn hóa đơn giấy. Các doanh nghiệp này cho rằng phải sử dụng hết số hóa đơn giấy này thì mới được chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.

Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Trong thời hạn chuyển đổi do Chính phủ quy định, từ 01/11/2018 đến 31/10/2020, doanh nghiệp được phép sử dụng đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử).

Do đó, trường hợp doanh nghiệp còn hóa đơn giấy mà vẫn muốn sử dụng hóa đơn điện tử thì hoàn toàn có thể sử dụng song song 2 loại hóa đơn này đến trước ngày 01/11/2020.

3. Doanh nghiệp dễ dàng triển khai hóa đơn điện tử với sự hỗ trợ từ MINVOICE

Bên cạnh lý do còn tồn hóa đơn giấy, một số doanh nghiệp chần chừ chưa muốn sử dụng hóa đơn điện tử vì lo ngại chi phí triển khai tốn kém.

Đồng hành cùng cơ quan thuế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng triển khai HĐĐT, MINVOICE cam kết hỗ trợ tối đa với bảng giá mới siêu tiết kiệm: CHỈ từ 250đ/hóa đơn

    • Không giới hạn số lượng người dùng
    • Không thu phí duy trì 12 tháng đầu tiên
    • Tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau
    • MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với Cơ quan Thuế
    • MIỄN 100% dùng thử mọi tính năng
    • Khách hàng có thể mua trước nhiều gói hóa đơn để sử dụng và được chuyển sang tài chính tiếp theo nếu sử dụng không hết

Với những hỗ trợ thiết thực trên, MINVOICE mong muốn đồng hành cùng tất cả các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh trên bước đường cải cách hành chính về thuế đồng thời tăng tính chủ động cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc quản lý, phát hành hóa đơn.