Liệu có thể thực thi hiệu quả với cả “rừng luật” tại Việt Nam ?

Hiện nay, trong văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam có rất nhiều luật quy định, mỗi lĩnh vực lại có đến hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Trong đó một số văn bản quy định không rõ ràng, làm cho các cấp không thống nhất. Có thể nói Việt Nam có cả rừng luật, tuy nhiên người dân, người kinh doanh có thể thực thi hiệu quả với rất nhiều luật hay không?

Liệu có thể thực thi hiệu quả với cả rừng luật tại Việt Nam
Liệu có thể thực thi hiệu quả với cả rừng luật tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Đề xuất và thực hiện nhiều cải cách

Ngành tài chính

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân thực hiện các thủ tục hành chính, ngành tài chính luôn nỗ lực cải cách hành chính. Trong đó nổi bật nhất là những cải cách về ứng dụng công nghệ thông tin. Việc thực hiện các thủ tục sẽ được nhanh chóng và hiệu quả hơn thông qua phương tiện điện tử.

Hiện nay, có đến một nghìn thủ tục hành chính trong ngành tài chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Dịch vụ công được chia làm các cấp độ, cấp độ 1 có hơn 260 thủ tục, cấp độ 2 là 350 thủ tục, cấp độ 3 có 85 thủ tục và cấp độ 4 có 250 thủ tục.

Ngành thuế

Trong lĩnh vực thuế, có nhiều văn bản được đưa ra nhằm thực hiện quản lý thuế hiệu quả. Ngành thuế nỗ lực hiện đại hóa các dịch vụ thuế, thủ tục về thuế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ thuế.

Có 99,77% doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử và đã tiếp nhận đến 41,3 triệu hồ sơ. Có hơn 582 nghìn doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và số tiền nộp ngân sách là 225.700 tỷ đồng. Cơ quan thuế phối hợp với 45 ngân hàng thương mại để kết nối phục vụ người dân nộp thuế điện tử.

Có thế bạn quan tâm

Đối với hóa đơn điện tử, ngành thuế tăng cường đẩy mạnh và tuyên truyền về lợi ích của loại hóa đơn này. Đến năm 2018 sẽ áp dụng chính sách “bắt buộc” doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Đồng thời, hình thức hóa đơn này giúp ngăn chặn gian lận hóa đơn, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử vào hệ thống, khi đó các dữ liệu hóa đơn sẽ được truyền đến hệ thống của cơ quan thuế.

Ngành hải quan

Còn đối với ngành hải quan, cơ quan hải quan đã kết nối với các bộ, ngành và 38 thủ tục hành chính để triển khai cơ chế một cửa. Ngoài ra, ngành cũng triển khai cơ chế một cửa ASEAN năm 2016 – 2020. Kết nối kỹ thuật với 4 nước trong ASEAN để trao đổi giấy chứng nhận ATIGA C/O mẫu D.

phần mềm hóa đơn điện tử VN-Invoice
Liệu có thể thực thi với cả “rừng luật” tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

Ngành hải quan cũng kết nối với 37 ngân hàng thương mại để thanh toán thuế xuất nhập khẩu thông quan phương tiện điện tử. Việc nộp thuế điện tử không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế mà còn giảm được thời gian nộp thuế. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và tập trung sản xuất kinh doanh.

Nhiều luật nhưng có hiệu quả hay không?

Cùng với việc triển khai, thực hiện các cải cách thì các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật được đề ra khá nhiều. Mỗi văn bản được sửa đổi, đề ra chưa thực sự được đồng bộ và chất lượng văn bản quy phạm pháp luật kém. Làm cho người thực thi khó có thể hiểu và thống nhất.

Chỉ riêng ngành tài chính đã có 2 dự án luật trình quốc hội, trình ủy ban thường vụ quốc hội thông qua 1 nghị quyết. Cùng với đó là 36 đề án, 17 nghị định, 2 nghị quyết, 17 đề án. Bộ tài chính cũng ban hành 61 thông tư. Tính đến giữa năm 2017 đã có số văn bản quy phạm pháp luật đưa ra như trên. Đề án này chưa thực hiện xong đã có đề án khác được triển khai. Hơn nữa, chưa có sự đồng bộ trong việc ban hành các văn bản.

Bộ Tài chính cần có nghiên cứu và xây dựng hệ thống văn bản chi tiết một cách thống nhất về luật hải quan, luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đảm cho người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng và dễ hiểu.

Nguồn: https://minvoice.vn/

Bình luận đã bị đóng.