Sắp tới, ngành thuế sẽ áp dụng cơ chế “bắt buộc” đối với hóa đơn điện tử nhằm giải quyết triệt để những hạn chế của hóa đơn giấy. Khi áp dụng hình thức này, dữ liệu hóa đơn tại các đơn vị kinh doanh sẽ truyền thẳng về hệ thống cơ quan thuế. Như vậy doanh nghiệp không thể làm giả các con số trên hóa đơn, ngăn chặn hành vi gian lận thanh toán chống thất thu ngân sách nhà nước.
Đổi mới về cơ chế quản lý hóa đơn
Cơ chế phát hành, quản lý hóa đơn của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Trước đây, doanh nghiệp sẽ cần phải mua hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng. Tuy nhiên kể từ sau Nghị định số 51/2010/NĐ-CP doanh nghiệp chuyển sang cơ chế tự đặt in, tự in hóa đơn. Việc đổi mới cơ chế tự in hóa đơn đảm bảo quyền tự chủ cho doanh nghiệp.
Cũng tại nghị định 51, phương thức quản lý hóa đơn giấy được đổi mới. Cục thuế tại địa phương sẽ được phân quyền để có thể đặt in hóa đơn cho tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh. Giúp nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế tại địa phương đối với công tác quản lý hóa đơn.
Hình thức hóa đơn điện tử được bổ sung tại nghị định 51 có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới cải cách thủ tục hành chính. Khi sử dụng hóa đơn điện tử, đơn vị kinh doanh không còn tự đặt in hóa đơn. Đồng nghĩa với việc giảm thiểu hóa đơn khống, mua bán lòng vòng, hóa đơn bất hợp pháp.
Lợi ích của hóa đơn điện tử
Trong công tác đổi mới quản lý hóa đơn, sử dụng hóa đơn điện tử được xem là giải pháp hiệu qủa, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Với loại hình hóa đơn mới này, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm về thời gian, chi phí mà còn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đem đến cho khách hàng dịch vụ thanh toán chất lượng. Hơn nữa, khách hàng có thể tra cứu thông tin hóa đơn mọi lúc mọi nơi.
Một lợi ích khác của hóa đơn điện tử đó là ngăn chặn gian lận hóa đơn. Vì sử dụng hóa đơn giấy, đơn vị sản xuất kinh doanh rất dễ mua bán, làm giả hóa đơn. Tạo nên doanh thu lợi nhuận thấp thì nộp thuế cũng ít đi. Nhận thấy tình trạng này, cơ quan thuế đã đẩy mạnh thực hiện hóa đơn điện tử.
Hiện nay, số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn càng nhiều và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và lớn. Trong năm 2011, chỉ có 30 doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử, tới năm 2015 đã có 331 doanh nghiệp và đến năm 2016 là 656 doanh nghiệp. Theo đó, số lượng hóa đơn điện tử cũng tăng, năm 2011 mới chỉ có hơn 9 nghìn hóa đơn được sử dụng nhưng tới năm 2016 con số này đã tăng lên hơn 277 triệu hóa đơn.
Mở rộng hóa đơn điện tử
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0 thì thanh toán tiền mặt không còn phù hợp. Hơn nữa, các cơ quan ban ngành cũng đang đẩy mạnh chính phủ điện tử, vì vậy mở rộng việc triển khai hóa đơn điện tử, hạn chế sử dụng tiền mặt ngày càng trở nên cấp thiết.
Phần mềm hóa đơn điện tử tạo nên sự kết nối dữ liệu hóa đơn của doanh nghiệp với cơ quan thuế, nhằm ngăn chặn các đối tượng mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Cơ chế tự đặt in hóa đơn giấy vẫn còn đã tạo điều kiện cho nhiều đối tượng làm giả con số trên hóa đơn. Từ đó xuất những hóa đơn khống, làm giảm số tiền nộp thuế giá trị gia tăng…
Để khắc phục những hạn chế của hóa đơn giấy cũng như những bất cập tại 2 nghị định 51 và 04, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị định về hóa đơn để thay thế 2 nghị định này, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai mở rộng hóa đơn điện tử, thủ tục hành chính điện tử.
Nguồn: https://minvoice.vn/