Giải pháp ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn trái phép

Hoạt động mua bán hóa đơn trái phép thường diễn ra với quy mô lớn, thủ đoạn tinh vi với số lượng ngày một nhiều. Điển hình là đầu tháng 12-2016, một vụ mua bán hóa đơn giá trị gia tăng bị phát hiện với tổng giá trị lên đến hơn 1.000 tỷ đồng. Cho thấy pháp luật về quản lý thuế còn nhiều lỗ hổng, các đối tượng lợi dụng điều này để làm ăn bất chính. Và giải pháp hiệu quả giúp tránh những thiệt hại cho ngân sách nhà nước là đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Các quy định về hóa đơn điện tử được Bộ Tài Chính quy định cụ thể theo Thông tư 32/2011/TT-BTC.

hoa don dien tu VN-Invoice ha noi
Giải pháp ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn trái phép (Nguồn: Internet)

Hoạt động mua bán hóa đơn trái phép

Các doanh nghiệp đều muốn tăng lợi nhuận cho công ty và trốn tránh đóng thuế vì vậy ngày càng xuất hiện nhiều hành vi gian lận mua bán hóa đơn trái phép. Và thời điểm diễn ra mạnh mẽ nhất là vào cuối năm, khi đó nhu cầu quyết toán thuế lên đến đỉnh điểm. Mặc dù biết là vi phạm nhưng các doanh nghiệp vẫn dùng hóa đơn bất hợp pháp. Bởi vậy, mặc dù đã sử dụng nhiều biện pháp ngăn chặn gian lận thuế nhưng vẫn bị thất thu ngân sách nhà nước.

Thực trạng buôn bán hóa đơn hiện nay: “Vào tháng 8-2016, một đường dây buôn bán hóa đơn do Hoàng Lệ Hằng, sinh năm 1971, trú tại đường Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng cầm đầu bị cơ quan chức năng phát hiện, cũng với thủ đoạn trên. Nếu giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng, đối tượng bán mỗi hóa đơn với giá khoảng 300.000 đồng; trên 20 triệu đồng, đối tượng thu 2% tổng giá trị tiền ghi trên hóa đơn. Đường dây này đã xuất hóa đơn khống với tổng giá trị gần 800 tỷ đồng thông qua 33 công ty “ma”, gây thất thu thuế trên 78 tỷ đồng cho ngân sách.

Thời điểm cuối năm, có đơn vị lập khống nhiều khoản chi lớn nên cần hóa đơn để hợp thức hóa. Hoạt động buôn bán hóa đơn GTGT bất hợp pháp xuất phát từ “nhu cầu” hợp thức hóa chi phí của các cá nhân, tổ chức. Những tờ hóa đơn GTGT vẫn được mua – bán dù hành vi này hoàn toàn bị cấm; trong đó, những người hoạt động kế toán chính là đối tượng đầu tiên chịu trách nhiệm liên đới.

Trước tình trạng hoạt động mua bán hóa đơn trái phép và gian lận thuế gia tăng, nhiều biện pháp chống thất thu thuế được áp dụng. Trong đó, ứng dụng hóa đơn điện tử mang lại kết quả khá hiệu quả và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Nhận diện doanh nghiệp mua bán hóa đơn trái phép

Lợi dụng sự thông thoáng của chính sách và việc thành lập doanh nghiệp không quá khó nên các đối tượng dễ dàng thành lập hoặc mua lại công ty. Các công ty hoạt động kém hiệu quả được mua lại, sau đó thay đổi người đại diện pháp luật, trụ sở công ty, sau đó bán hóa đơn GTGT, nhằm thu lợi bất chính. Tổng giá trị hóa đơn GTGT các đối tượng đã bán trong thời gian từ năm 2012 đến nay lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.

doanh nghiep su dung so luong lon hoa don mot cach bat thuong
Doanh nghiệp sử dụng số lượng lớn hóa đơn một cách bất thường (Nguồn: Internet)

Từ đó dễ dàng nhận diện được các công ty “ma” thành lập nhưng không kinh doanh mà buôn bán hóa đơn trái phép. Các công ty “ma” này thường có các dấu hiệu:

  • Không đóng góp vốn điều lệ theo quy định
  • Đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề
  • Chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Doanh thu lớn nhưng không có kho hàng hoặc kho hàng, lực lượng lao động không tương xứng.
  • Doanh nghiệp có số lượng hóa đơn sử dụng trong kỳ tăng đột biến so với lượng hóa đơn sử dụng bình quân các kỳ trước.
  • Doanh nghiệp không nộp báo cáo tài chính, hoặc có nộp nhưng thu nhập chịu thuế trong kỳ phát sinh thấp (dưới 100 triệu đồng).
  • Doanh nghiệp xin ngừng nghỉ, bỏ kinh doanh, hay có công văn giải thể sau đó xin hoạt động trở lại và thay đổi người đại diện trước pháp luật…

Ứng dụng hóa đơn điện tử mang lại hiệu quả thiết thực

Để tránh thất thu ngân sách nhà nước, gian lận thuế thì công tác ngăn chặn gian lận trong lĩnh vực hóa đơn được chú trọng, đặc biệt là hành vi mua bán hóa đơn trái phép. Và thực hiện nhiều biện pháp chống vi phạm hóa đơn, tăng cường điều tra xử lý các doanh nghiệp trốn thuế, xử lý nghiêm hành vi mua bán hóa đơn trái phép. Đồng thời, cục thuế Hà Nội đã thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn và tập huấn cập nhật những thông tin mới nhất về tội phạm cho cán bộ chủ chốt trong khối thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với người nộp thuế sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, cơ quan thuế sẽ truy thu thuế và xử lý nghiêm.

Xem thêm:

Đổi mới hình thức thu thuế cũng là một trong những giải pháp hiệu quả chống gian lận thuế. Các đơn vị kinh doanh có thể trực tiếp kê khai, đóng thuế qua mạng internet. Cục thuế Hà Nội đã và đang triển khai đề án sử dụng hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm thời gian chi phí in, gửi qua đường bưu chính và vận chuyển hóa đơn. Người nộp thuế không cần đến tận các điểm đóng thuế mà chỉ cần thực hiện đóng thuế qua mạng internet. Đồng thời, giúp công khai minh bạch việc giải quyết nộp thuế, trốn thuế và giảm tình trạng mua bán hóa đơn trái phép. Việc kiểm tra, rà soát hóa đơn đều được thực hiện trên phần mềm chứa cơ sở dữ liệu thuế của các doanh nghiệp.

Tháng 12-2016, Cục Thuế TP Hà Nội đã tổ chức 10 lớp tập huấn về sử dụng hóa đơn điện tử cho hơn 4.600 DN trên địa bàn. Đồng thời, Cục Thuế TP Hà Nội sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp quản trị, hạn chế những sai sót dẫn đến vi phạm pháp luật, ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn trái phép.

Nguồn: https://minvoice.vn/