Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) luôn nỗ lực tăng chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như trong quản lý hệ thống. Trong năm 2017, EVN đã tập trung “đẩy mạnh khoa học công nghệ” vào hoạt động kinh doanh. Đảm bảo quản lý hiệu quả trong vận hành hệ thống điện đồng thời đảm bảo bảo vệ môi trường.
Đa dạng hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng
Nhiều công ty điện lực đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Khách hàng sẽ được sử dụng dịch vụ đa dạng hơn, đồng thời khách hàng cũng được tiếp cận gần hơn với khoa học công nghệ. Có thể thấy rõ Tổng công ty điện lựa TP.HCM (EVNHCMC) hướng đến khách hàng với “hai dễ”: dễ nhớ và dễ thực hiện.
Tính đến năm 2017, hầu hết các dịch vụ của EVNHCMC đều đạt dịch vụ trực tuyến cấp độ 3. Có thể kể đến dịch vụ chăm sóc khách hàng qua các phương tiện (tổng đài, website, email, SMS). Đồng thời khách hàng cũng được sử dụng dịch vụ thông qua ứng dụng di động.
Tuy nhiên, dịch vụ thu tiền điện vẫn đang ở cấp độ 4. Khách hàng vẫn đóng tiền điện thông qua tiền mặt và nhận hóa đơn giấy. Mặc dù các công ty điện lực đã triển khai áp dụng khoa công nghệ vào thu tiền điện. Nhưng khách hàng vẫn còn thói quen dùng tiền mặt và ngại sử dụng hình thức thanh toán mới.
EVN vẫn đẩy mạnh đa dạng hóa hình thức thanh toán tiền điện thông qua phần mềm hóa đơn điện tử. EVN tiếp tục cải cách công nghệ vào hoạt động kinh doanh, giúp cho khách hàng được sử dụng dịch vụ đa dạng hơn. Cũng xuất phát từ nhu cầu người dùng, nhiều gia đình đi làm bận rộn, ít khi ở nhà nên việc đến tận nhà thu tiền điện sẽ khó khăn.
Từ đó, ngành điện vừa cải cách vừa khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử. Khách hàng có thể thanh toán thông qua các kênh giao dịch điện tử như SMS/Moblie banking, internet banking, ví điện tử, trích nợ tự động qua tài khoản. EVN áp dụng xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng khi giao dịch thanh toán qua phương tiện điện tử.
Đưa khoa học công nghệ vào quản lý, sản xuất kinh doanh
Hiện tại, EVN đang bán điện cho trên 25,4 triệu khách hàng. Trong đó có khoảng 32,2% khách hàng lắp đạt công điện tử, số còn lại thì vẫn dùng công tơ khí. Việc sử dụng công tơ khí gây khó khăn trong việc đo số điện hàng tháng.
Từ đó, EVN đẩy mạnh nghiên cứu việc áp dụng các thiết bị đo xa, sử dụng công tơ điện tử để đo đếm, ghi số điện hàng tháng. Mục tiêu của EVN là đến cuối năm 2017 đạt 100% lắp đặt công tơ điện tử cho tất cả các công tơ ranh giới, đầu nguồn. Đồng thời tính đến năm 2020, theo dự kiến sẽ hoàn thành việc lắp đặt 100% công tơ điện tử.
Để giải quyết tình trạng sử dụng công tơ khí, một số đơn vị đã cải tiến đọc chỉ số qua gậy quang học, chụp camera. Nhân viên sẽ được trang bị máy tính bảng kèm theo phần mềm ghi chỉ số để thông tin chỉ số điện được minh bạch. EVN cũng đảm bảo sẵn sàng cung cấp thông tin tới khách hàng chính xác và nhanh nhất.
Ngoài ra, ngành điện cũng đang triển khai đề án phát triển Lưới điện thông minh và được Chính phủ phê duyệt. Lưới điện thông minh là hệ thống điện sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tối ưu việc truyền dẫn, phân phối điện năng.
Kết quả áp dụng công nghệ vào kinh doanh ngành điện
Sau một thời gian triển khai áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh của ngành điện. Mặc dù còn một vài điểm vẫn chưa đạt hiệu quả nhưng ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi.
Tính đến cuối năm 2016, tại các thành phố lớn có tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện qua ngân hàng cao. Có thể kể đến 2 thành phố lớn: TP. Hà Nội với tỷ lệ thanh toán qua ngân hàng là 45,57%, còn tại TP. HCM thì tỷ lệ lên đến 59,08%. Những con số trên cho thấy kết quả cải cách của ngành điện đã và đang có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
- Tiềm năng phát triển thị trường ví điện tử tại Việt Nam
- Dự kiến lắp đặt gần 573.500 công tơ điện khu vực phía Nam
- Hóa đơn điện tử dần thay thế hóa đơn giấy
Hơn nữa, Tổng công ty điện lực TP. HCM đã hợp tác với 22 ngân hàng và 8 đối tác thu hộ trên địa bàn TP. HCM. Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý điện sẽ đảm bảo cho khách hàng thuận tiện khi thực hiện đống tiền điện. Tỷ lệ thu qua ngân hàng và các điểm thu ngoài đạt 80,25%, tương ứng với 86,80% doanh thu.
Còn đối với Tổng công ty điện lực Hà Nội, mục tiêu là đến cuối năm nay 100% thu tiền điện qua ngân hàng, bên trung gian thứ 3. Sẽ không còn hình thức nhân viên đến tận nhà thu tiền điện. Bởi rất nhiều trường hợp mọi người đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về. Làm ảnh hưởng đến điện sinh hoạt của gia đình cũng như nhân viên đến mà không có ai ở nhà.
Nhiều ứng dụng công nghệ đã được triển khai và đạt được những kết quả tốt đẹp. Sử dụng phần mềm quản lý, triển khai hệ thống quản lý số liệu đo đếm, thu thập dữ liệu đo đếm từ xa. EVN đã và đang nỗ lực cải cách, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.
Nguồn: https://minvoice.vn/