Các quy định về tạo chữ ký điện tử, chữ ký số trên hóa đơn

Tạo chữ ký điện tử nhằm mục đích sử dụng trong các giao dịch điện tử. Chữ ký điện tử cũng có những giá trị pháp lý riêng nên việc tạo chữ ký điện tử cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang thắc mắc về các quy định tạo chữ ký điện tử trên hóa đơn. 

1. Chữ ký điện tử là gì?

Muốn hiểu các quy định về tạo chữ ký điện tử trên hóa đơn, trước hết bạn cần hiểu rõ chữ ký điện tử là gì. Chữ ký điện tử được hiểu là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định người chủ sở hữu của dữ liệu đó.

Chữ ký điện tử là gì?

Chữ ký số chính là một dạng chữ ký điện tử, được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được:

  • Thứ nhất là việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa.
  • Thứ hai là sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Việc tạo hay sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Điều này đã được quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

2. Quy định điều kiện tạo chữ ký điện tử đảm bảo an toàn

Quy định điều kiện tạo chữ ký điện tử đảm bảo an toàn.

Theo Điều 9 của Nghị định 130/2018/NĐ-CP để đảm bảo điều kiện an toàn cho chữ ký điện tử, các tổ chức, doanh nghiệp khi tạo chữ ký điện tử (chữ ký số) cần phải tuân thủ các điều kiện sau:

– Chữ ký số, chữ ký điện tử được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

– Chữ ký số, chữ ký điện tử được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.

– Đảm bảo khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

3. Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử (chữ ký số)

Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử.

Cũng theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, tại Điều 8 có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, chữ ký số. Cụ thể:

  • Thứ nhất, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó là được ký bằng chữ ký số có đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
  • Thứ hai, với trường hợp văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì thông điệp dữ liệu sử dụng phải được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và có đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
  • Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

4. Quy định về sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền

Đối với các quy định liên quan đến tạo chữ ký điện tử, bạn cũng cần phải quan tâm đến quy định về sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số sao cho hợp pháp.

Quy định về sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan có thẩm quyền.

Tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Chính Phủ có quy định về sử dụng chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền, cụ thể:

  • Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.
  • Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.

Như vậy, ngoài việc đáp ứng các quy định về chữ ký trên hóa đơn theo yêu cầu về nội dung hóa đơn, chữ ký điện tử còn phải đáp ứng các quy định về tạo chữ ký điện tử sao cho đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi sử dụng.

Trên đây minvoice.vn đã giới thiệu đến bạn các quy định về tạo chữ ký điện tử, chữ ký số trên hóa đơn. Hy vọng bài viết này là những thông tin hữu ích cho bạn và doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc về các quy định liên quan tạo chữ ký điện tử, chữ ký số trên hóa đơn hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice hoàn toàn miễn phí, bạn vui lòng liên hệ ngay Hotline 24/7:

  • 0901 80 16 18