Hóa đơn điện tử là hình thức hóa đơn hiện đại với nhiều tiện ích. Trong quá trình chuyển đổi và sử dụng, doanh nghiệp còn nhiều điều thắc mắc cần giải đáp như: xuất lùi ngày hóa đơn điện tử có hợp pháp không, kí hiệu hóa đơn,… M-Invoice xin giải đáp một số thắc mắc thường gặp qua bài viết dưới đây.
Đọc thêm
1. Xuất lùi ngày hóa đơn điện tử có vi phạm pháp luật không?
Theo điều luật được quy định trong Mục A Khoản 02 điều 16 thuộc Thông tư 39/2014/TT-BTC chỉ rõ:
- Ngày lập hóa đơn đối với kinh doanh hàng hóa là thời điểm chuyển đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho bên mua (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa)
- Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là thời gian hoàn thiện việc cung ứng dịch vụ (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa). Trong trường hợp bên cung cấp dịch vụ đã thu tiền trước hoặc trong quá trình cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.
- Ngày lập hóa đơn đối với dịch vụ cung ứng điện – nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình truyền thanh, dịch vụ viễn thanh phải thực hiện chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện – nước tiêu thụ trên đồng hồ nước – điện và ngày kết thúc thời gian quy ước trên hợp đồng đối với dịch vụ viễn thông truyền hình. Thời gian quy ước làm căn cứ tính số lượng hàng hóa – dịch vụ được thỏa thuận giữa bên cung cấp dịch vụ truyền hình – viễn thông với bên mua
Hành vi xuất lùi ngày hóa đơn điện tử hay lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt hành chính về hóa đơn dựa trên điều luật được quy định tại Điều 11 thuộc Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính.
2. Ký hiệu trên hóa đơn điện tử
Bên cạnh việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử, kí hiệu trên hóa đơn điện tử cũng là điều nhiều doanh nghiệp phân vân. Nhìn chung, những kí hiệu, tiêu thức của hai hình thức hóa đơn khá giống nhau. Nhưng tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” trên hóa đơn điện tử không bị hạn chế về số ký tự như hóa đơn giấy.
3. Xử lí trường hợp yêu cầu hóa đơn đỏ trong vận chuyển với hóa đơn điện tử
Đối với trường hợp hàng hóa yêu cầu hóa đơn đỏ, bên bán được phép chuyển hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy nhằm chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hữu hình trong quá trình vận chuyển, lưu thông. Mỗi hóa đơn điện tử chỉ được chuyển đổi sang hóa đơn giấy một lần duy nhất.
4. Ký số trên hóa đơn điện tử
Trên hóa đơn điện tử, tiêu thức chữ ký và con dấu của người mua hàng là không bắt buộc, trừ trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
Tuy nhiên, nếu đơn vị kế toán có hồ sơ, giấy tờ chứng minh việc cung ứng hàng hóa – dịch vụ giữa bên bán và bên mua như phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế, biên bản giao nhận hàng hóa, phiếu thu, biên nhận thanh toán….thì đơn vị kế toán không cần ký số trên hóa đơn điện tử.
5. Phần mềm hóa đơn điện tử uy tín M-Invoice
Phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu khối lượng công việc cho bộ phần kế toán – kiểm toán; giúp công tác quản trị chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn. Hóa đơn điện tử không những giải quyết tồn đọng và lỗ hổng của hình thức hóa đơn giấy mà còn mang lại những tiện ích không thể chối cãi cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhà nước và khách hàng.
Đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm làm việc 24/7 sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp. M-Invoice hỗ trợ xuất hóa đơn đúng quy tắc, quy định về hình thức theo luật. Đảm bảo mang lại sự chuyên nghiệp, uy tín và nhanh chóng cho doanh nghiệp, tổ chức.
Nếu có thắc mắc về hình thức hóa đơn điện tử nói chung, về xuất lùi ngày hóa đơn điện tử hay những thủ tục pháp lý, quy định cần thiết để khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử, quý khách hàng vui lòng liên hệ trưc tiếp tới hotline 0901 80 16 18 để nhân được sự tư vấn miễn phí từ các chuyên gia đầu ngành về thuế và kinh tế tại M-Invoice.
Trụ sở M-Invoice :
Hà Nội: Tầng 12, Trung tâm Đào tạo CNTT & TT, Số 1 Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân.
Thành phố Hồ Chí Minh: P203 HUD Building, Số 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh
Email: [email protected]