Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang là thị trường màu mỡ cho các hãng hàng không như Vietjet, Vietnam Airlines, Jetstar … với mức tăng trưởng trung bình đạt 14%/năm. Kết thúc năm 2017, ngành hàng không trong nước đã đón khoảng 60 triệu lượt khách. Bên cạnh mảng vận tải hành khách, mỗi hãng hàng không còn kinh doanh rất nhiều mảng dịch vụ khác như: vận chuyển hàng hóa, cho thuê nhân sự, bảo dưỡng … Tuy có số lượng sản phẩm, dịch vụ nhiều, đầu ra của hóa đơn đa dạng nhưng gần như tất cả các hãng đều chưa sử dụng hóa đơn điện tử mà vẫn dùng hóa đơn đặt in, tự in. Điều này dễ dẫn đến những sai sót do con người trong quá trình lập hóa đơn, khó khăn trong công đoạn chuyển hóa đơn, khả năng mất, hỏng hóa đơn, lộ thông tin hóa đơn …
Đặc thù sử dụng hóa đơn của ngành hàng không
Như đã đề cập, tuy có rất nhiều các sản phẩm dịch vụ, nhưng thực tế, số lượng hóa đơn mà các hãng hàng không như Vietjet Air, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific … xuất ra là không lớn. Điều này bắt nguồn từ phương thức kinh doanh của ngành hàng không nói chung. Với dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa, gần như tất cả giao dịch của các hãng chỉ thông qua các tổng đại lý. Mặc dù có số lượng hành khách, hàng hóa lớn nhưng việc xuất hóa đơn cho những khách hàng cuối này đều do các tổng đại lý, đại lý phụ trách. Các hãng hàng không chỉ thực hiện xuất hóa đơn gộp cho tổng đại lý định kỳ. Điều này lý giải cho việc ngành này không xử dụng nhiều hóa đơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những dịch vụ chính về vận chuyển hành khách, hàng hóa, các hãng hàng không còn cung cấp nhiều dịch vụ khác như cho thuê nhân sự, dịch vụ bảo trì, sửa chữa phụ tùng, dịch vụ mặt đất, vận tải mặt đất, nhiên liệu … Với mảng dịch vụ và sản phẩm như vậy, hiện các hãng hàng không đều đang thực hiện xuất hóa đơn giấy cho khách hàng. Mặc dù đều đã ứng dụng hệ thống ERP, BI nhưng việc sử dụng hóa đơn tự in vẫn có khả năng dẫn đến những sai sót không đáng có, thời gian xuất hóa đơn lâu, khả năng thất lạc hóa đơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nhất là trong bối cảnh đây đều là những doanh nghiệp khá lớn, nghiệp vụ kế toán phức tạp.
Lợi ích của phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice đối với ngành hàng không
Do hầu hết các doanh nghiệp đều đang có hệ thống ERP của riêng mình, nghiệp vụ kế toán sẽ đơn giản đi rất nhiều nhờ việc tích hợp hệ thống này với phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice. Ở đây các chỉ tiêu cần thiết sẽ được tự động đồng bộ giữa 2 hệ thống, sau khi nhập thông tin khách hàng trên phần mềm ERP hoặc phần mềm kế toán, những dữ liệu này có thể sẵn sàng để xuất hóa đơn tức thì. Việc này sẽ hạn chế tối đa sai sót trong quá trình lập hóa đơn.
Bên cạnh đó, phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice còn giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình làm việc với cơ quan thuế. Định kỳ, phần mềm M-Invoice sẽ tự động lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, nhân sự kế toán chỉ cần kiểm tra, ký điện tử, kết xuất xml và gửi trực tiếp trên trang nhận tờ khai của tổng cục thuế mà không phải thông qua ứng dụng hỗ trợ nộp thuế HTKK.
Hơn nữa, khi đã áp dụng phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice với tính năng bảo mật rất cao (bao gồm cả mã hóa thông tin hóa đơn), hãng hàng không sẽ không còn phải đối mặt với nguy cơ mất, hỏng, lộ thông tin hóa đơn trong quá trình vận chuyển bởi hóa đơn có thể gửi trực tiếp cho người mua qua email hoặc tra cứu trên trang portal của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice tại các doanh nghiệp hàng không là một việc làm cấp thiết, nhất là trong bối cảnh những doanh nghiệp lớn sẽ sớm phải áp dụng loại hình hóa đơn mới này kể từ năm 2019. Với nhiều ưu điểm, phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice là sản phẩm rất phù hợp cho các doanh nghiệp hàng không.
https://minvoice.vn