Hóa đơn điện tử có lẽ là một trong những đổi mới công nghệ tiện ích nhất cho tổ chức/doanh nghiệp hiện nay, giúp doanh nghiệp hội nhập với nền kinh tế 4.0. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn còn những thắc mắc khi áp dụng hóa đơn điện tử, M-Invoice sẽ đưa ra bản tổng hợp về hóa đơn điện tử nhằm đưa ra giải đáp phù hợp cho những câu hỏi thường gặp tại doanh nghiệp.
Đọc thêm
1. Tổng hợp về hóa đơn điện tử: Những câu hỏi thường gặp nhất
-
Căn cứ pháp lý của hóa đơn điện tử
Một trong những lí do lớn nhất khiến doanh nghiệp còn chần chừ chưa chuyển đổi sang hình thức hóa đơn điện tử chính là câu hỏi: liệu hóa đơn điện tử có thể thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy hay không và có đủ giá trị pháp lý hay không? Hóa đơn điện tử có đầy đủ giá trị trước pháp luật, được Nhà Nước và Bộ Tài Chính chấp nhận cũng như khuyến khích mọi tổ chức/doanh nghiệp sử dụng. Có thể kể đến một số căn cứ pháp lý của hóa đơn điện tử như:
– Các văn bản quy phạm do Chính Phủ ban hành
• Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010
• Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006
• Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007
• Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007.
• Nghị định 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011
+ Các văn bản quy phạm do Bộ tài chính ban hành:
• Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010
• Thông tư 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011
• Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014
-
Liên của hóa đơn điện tử
Khi tổng hợp về hóa đơn điện tử, câu hỏi “hóa đơn điện tử có liên hay không” luôn nằm trong top tìm kiếm. Khác với hóa đơn truyền thống thường có từ 2 – 9 liên thì hóa đơn điện tử không có khái niệm liên, mà chỉ bao gồm 1 hay nhiều trang cho một số hóa đơn và cả 3 bên (doanh nghiệp – khách hàng – cơ quan thuế) xử lí, khai thác thông tin trên cùng một bản hóa đơn đó. Điều này giúp thông tin được nhất quán cũng như việc quản lý thông tin chính xác, dễ dàng hơn.
-
Chữ ký điện tử và chứng thư số
Chữ ký điện tử là một thông tin đi kèm theo dữ liệu với mục đích chính là xác nhận chủ sở hữu của dữ liệu (có thể hiểu như là con dấu điện tử), đây là một phần không thể thiếu của hóa đơn điện tử giúp xác thực tính “thật” của hóa đơn.
Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử, được sử dụng để ký trên hóa đơn điện tử nhằm đảm bảo tính toàn vẹn của hóa đơn điện tử. Lưu ý rằng chứng thư điện tử có thời gian hiệu lực và có thể bị hủy bỏ hoặc thu hồi bởi nhà cung cấp.
-
Khách hàng kê khai thuế với hóa đơn điện tử
Khách hàng sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ doanh nghiệp có thể tiến hành kê khai thuế như quy trình bình thường với hóa đơn giấy. Phía khách hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp cho mình hóa đơn điện tử đã được chuyển đổi sang hóa đơn giấy nếu cần thiết.
2. Phần mềm hóa đơn điện tử uy tín M-Invoice
Phần mềm hóa đơn điện tử M-Invoice đạt đủ những tiêu chí chọn phần mềm hóa đơn điện tử uy tín – chuyên nghiệp – hợp pháp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu khối lượng công việc cho bộ phần kế toán – kiểm toán; giúp công tác quản trị chuyên nghiệp, nhanh chóng hơn. Hóa đơn điện tử không những giải quyết tồn đọng và lỗ hổng của hình thức hóa đơn giấy mà còn mang lại những tiện ích không thể chối cãi cho doanh nghiệp, nhà nước và khách hàng.
Đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm làm việc 24/7 sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của doanh nghiệp. M-Invoice hỗ trợ xuất hóa đơn đúng quy tắc, quy định về hình thức theo luật. Đảm bảo mang lại sự chuyên nghiệp, uy tín và nhanh chóng.
Nếu có thắc mắc về hóa đơn điện tử nói chung cũng như những tổng hợp về hóa đơn điện tử như thủ tục pháp lý, quy định cần thiết để khởi tạo và sử dụng hóa đơn điện tử nói riêng, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline 0901 80 16 18 để nhân được sự tư vấn miễn phí từ các chuyên gia đầu ngành về thuế và kinh tế tại M-Invoice.
Trụ sở M-Invoice :
Hà Nội: Tầng 12, Trung tâm Đào tạo CNTT & TT, Số 1 Hoàng Đạo Thúy, Quận Thanh Xuân.
Thành phố Hồ Chí Minh: P203 HUD Building, Số 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh
Email: [email protected]