Tình hình thu và nộp thuế đối với dịch vụ taxi ở nước ta còn nhiều vấn đề, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ như Uber, Grab. Để minh bạch về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của 2 doanh nghiệp này, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế TPHCM thanh tra việc nộp thuế của các đơn vị này.
Uber – Grab và taxi truyền thống
Doanh nghiệp taxi truyền thống luôn thực hiện nghĩa vụ thuế đúng và đủ từ trước và sau khi có dịch vụ taxi hợp đồng. Tuy nhiên, taxi truyền thống phải đóng rất nhiều loại thuế, phí trong khi taxi truyền thống hoạt động bị sụt giảm dần.
Còn Uber, Grab hoạt động khá tốt và lượng xe của hai đơn vị rất nhiều. Nhưng lại được hưởng thuế chỉ từ 4-5% doanh thu. So với taxi truyền thống có sự chênh lệch lớn ở đây. Khi mà một bên phải chịu nhiều thứ phí, thuế thì một bên hoạt động mạnh lại được ưu đãi hơn.
Theo thống kê, với 30.000 xe taxi tại Hà Nội và TP HCM, trung bình mỗi năm doanh nghiệp phải đóng thuế tới 2.000tỷ đồng. Và 31.000 xe taxi hợp đồng thì ngành thuế chỉ thu được 20 tỷ đồng mỗi năm.
Thanh tra việc nộp thuế với Grab và Uber
Thực hiện chỉ đạo từ Tổng cục thuế, cục thuế TP HCM đã thanh tra việc chấp hành nộp thuế của Uber và Grab từ ngày thành lập đến nay. Thu thập dữ liệu đối chiếu, so sánh xem tình trạng hoạt động, doanh thu cũng như thu, nộp thuế đối với 2 đơn vị này.
Phó tổng cục thuế yêu cầu thu thập dữ liệu thuế đối với Uber, Grab đầy đủ và chính xác. Đặc biệt cần chú ý thời điểm mà 2 đơn vị nộp thuế, người thực hiện kê khai thuế. Phải thanh tra chi tiết theo từng năm, từng gia đoạn, theo sắc thuế. Từ đó đưa ra sự khác nhau, chênh lệnh tỷ lệ tính thuế với taxi truyền thống như thế nào.
Mặc dù cần phải thanh tra việc nộp thuế của Uber và Grab nhưng cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của ngành thuế, Bộ Tài chính. Cơ quan quản lý còn thiếu trách nhiệm trong quá trình thu, nộp thuế đối với những loại hình xe taxi như 2 doanh nghiệp Uber, Grab.
Thực trạng Uber “lách luật”và “trốn thuế” tại Việt Nam
Trước vấn đề “lách luật” và “trốn thuế” của Uber, Tổng cục thuế đã thông tin lại việc chưa thu được thuế của doanh nghiệp này. Vấn đề hiện tại đó là Uber có rất nhiều xe hoạt động tại Việt Nam nhưng Công ty mẹ lại không ở Việt Nam.
Không chỉ không có công ty mẹ mà ngay cả tư cách pháp nhân hoặc sổ sách hạch toán cũng đều không được lưu trữ, làm việc tại Việt Nam. Những điều kiện này làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc kê khai thuế của ngành thuế đối với Uber.
Trong 2 năm 2014 – 2015, ngành thuế chưa thu được thuế của Uber. Bộ Tài chính đã liên tục đưa xuống đề nghị thực hiện nghĩa vụ thuế tuy nhiên Uber vẫn chưa hoàn thành.
Tổng cục thuế có đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét lại mô hình kinh doanh của Uber tại Việt Nam. Doanh nghiệp này cần thành lập tư cách pháp nhân tại Việt Nam, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế.
Hoạt động thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Grab
Trả lời về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Grab, Giám đốc truyền thông Grab Việt Nam cho biết: Grab vẫn tuân thủ nộp thuế đầy đủ tại Việt Nam. Grab sử dụng hệ thống kiểm soát giao dịch tự động và minh bạch. Trong đó Grab luôn xuất hóa đơn giá trị gia tăng điện tử cho khách hàng.
Thông qua việc ứng dụng phần mềm hóa đơn điện tử, việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn minh bạch. Khách hàng nhận hóa đơn điện tử và lưu trữ dữ liệu hóa đơn chính xác.
Việc thanh tra nghĩa vụ nộp thuế của Uber và Grab là cần thiết vì 2 đơn vị này đặt máy chủ ở nước ngoài. Nên cơ quan tại Việt Nam không thể nắm được các thông tin về doanh thu và thu nộp thuế của uber và grab. Điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh tài chính quốc gia.
Ngành thuế cần thực hiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử đối với Uber, Grab. Không chỉ xuất hóa đơn cho khách hàng mà dữ liệu hóa đơn sẽ được truyền thẳng trực tiếp về hệ thống của cơ quan thuế. Từ đó, việc đối chiếu, hạch toán được minh bạch và rõ ràng hơn.
Nguồn: https://minvoice.vn