Những việc cần làm ngày khi thành lập doanh nghiệp mới

Những việc cần làm ngày khi thành lập doanh nghiệp mới
Những việc cần làm ngày khi thành lập doanh nghiệp mới

Những việc cần làm ngày khi thành lập doanh nghiệp mới

Sau khi nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh (DKKD) thì những việc cần làm ngày khi thành lập doanh nghiệp mới là những việc mà không phải ai cũng nắm rõ được từng bước để thực hiện. M-Invoice sẽ tư vấn cho các bạn từng bước thực hiện để không bị mất thời gian loay hoay không biết làm việc nào trước.

Bước 1: Mở tài khoản ngân hàng cho Công ty

Sau khi mở tài khoản Ngân hàng, doanh nghiệp nộp mẫu 08 thông báo tài khoản ngân hàng đến chi cục thuế và phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.

Bước 2: Mua thiết bị chữ ký số để Đăng ký nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng interrnet

Bước 3: Khai lệ phí môn bài

  1. Hồ sơ kê khai thuế ban đầu
  • Doanh nghiệp chuẩn bị 02 bộ hồ sơ cho mỗi loại biểu mẫu/công văn (01 bộ Cơ quan thuế lưu giữ; 01 bộ doanh nghiệp lưu giữ) sau khi Cơ quan thuế đóng xác nhận đã nộp hồ sơ. Lưu ý: Doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh phải nộp Thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời trích nộp tiền thuế Môn bài từ tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước thông qua nộp thuế điện tử.
  • Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm: Phải nộp thuế môn bài cho cả năm;
  • Những doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm: Phải nộp thuế ½ năm.
Mức đóng lệ phí môn bài 2018
Mức đóng lệ phí môn bài 2018

Bước 4: Kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (nếu có)

  1. Nộp 02 mẫu 06/GTGT Áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo thông tư 156/2013/TT-BTC). Hiện nay, Doanh nghiệp không còn phải nộp mẫu này nữa. Phương pháp tính thuế sẽ dựa vào kỳ kê khai thuế GTGT đầu tiên của Doanh nghiệp. Nếu muốn áp dụng Phương pháp tính thuế khấu trừ thì Doanh nghiệp nộp tờ khai 01/GTKT còn phương pháp trực tiếp thì DN nộp mẫu 04/GTGT.
  2. Nộp Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in Mẫu số 3.14 đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu phát hành hóa đơn điện tử thì hiện nay một số CQT không yêu cầu phải nộp. Để được hỗ trợ các bạn liên hệ với M-Invoice qua tổng đài 0901 80 16 18
  3. Tiếp đón cán bộ thuế xuống kiểm tra trụ sở

Sau khi đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in, cán bộ thuế sẽ đến kiểm tra trụ sở chính, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Đã treo biển tại địa chỉ trụ sở chính;
  • Có văn bản xác nhận quyền sử dụng địa chỉ trụ sở chính của công ty là hợp pháp (Hợp đồng thuê nhà, Hợp đồng mượn, hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà của giám đốc hoặc công ty)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dấu tròn;
  • Có bàn ghế, sổ sách và các vật dụng liên quan khác chứng minh Công ty có hoạt động;
  • Có hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ chứng tỏ Công ty có hoạt động và có nhu cầu xuất hóa đơn cho khách hàng.
  1. Tìm nhà cung cấp Hoá đơn điện tử.
  • Sau khi Cơ quan thuế đã có thông báo Công ty được đặt in hóa đơn, thì liên hệ với nhà cung cấp HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ để phát hành hoá đơn theo số lượng công ty mong muốn.
  • Chuẩn bị hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử gồm: bản chụp đăng ký kinh doanh, bản sao chứng minh nhân dân của giám đốc, xác nhận của chi cục thuế cho phép sử dụng hóa đơn.
  1. Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn
  • Trong vòng 02 ngày trước khi sử dụng hóa đơn GTGT, công ty phải thông báo phát hành hóa đơn gửi đến chi cục thuế;
  • Hồ sơ gồm: Thông báo phát hành hóa đơn theo Mẫu TB01/AC; Hóa đơn mẫu do đơn vị triển khai cung cấp.
  • Hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử: Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử; Thông báo phát hành hóa đơn điện tử; Mẫu hóa đơn điện tử
  • Mọi băn khoăn, thắc mắc về những việc cần làm ngày khi thành lập doanh nghiệp mới Quý khách vui lòng liên hệ lại với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 0901 80 16 18

Trân trọng./.