Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới. Cùng với toàn ngành triển khai thực hiện nhiệm vụ này, chi nhánh ngân hàng nhà nước tại Khánh Hòa cũng tích cực tham gia đẩy mạnh thực hiện Đề án.
Có thể bạn quan tâm
- Đơn giản hóa thanh toán tiền điện qua di động
- Thử nghiệm giỏ hàng thông minh Regi-Robo tại Nhật cho thanh toán hàng hóa
- Điện tử hóa thanh toán tiền nước từ tháng 10/2017
Các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt
Các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện phát triển mạnh mạng lưới ATM/POS. Những điểm ATM này giúp cho người dân thuận lợi trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán ngân hàng.
Trên toàn tỉnh Khánh Hòa có 317 máy ATM, riêng số máy ATM tại TP. Nha Trang đã chiếm hơn 76% tổng số máy. Có 3.398 thiết bị POS tại 2.282 điểm chấp nhận thẻ, kết nối liên thông 3.306 thiết bị. Các điểm chấp nhận thanh toán POS chủ yếu tập trung tại trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, taxi.
Khi mở rộng các điểm ATM thì kéo theo đó là thói quen sử dụng thẻ ATM của người dân. Vì vậy các điểm chấp nhận thẻ được mở rộng và gia tăng các dịch vụ tiện ích cho thẻ: thanh toán dịch vụ điện nước, mua thẻ điện thoại trả trước, gửi tiết kiệm có kỳ hạn, chuyển tiền, thanh toán dịch vụ đặt vé online,…
Những nội dung chính trong triển khai Đề án
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định 2545 nhằm thực hiện hiệu quả Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020. Dưới đây là một số nội dung chính trong bản kế hoạch.
Hoàn thiện hành lang pháp lý
Để thực hiện đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thì trước tiên phải cần hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách liên quan. Từ đó, cơ quan quản lý cũng như người dân có thể dựa vào đó làm kim chỉ nam để thực hiện. Còn ngân hàng nhà nước thì cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.
Cơ quan chức trách cũng cần ban hành các văn bản để quản lý, vận hành, giám sát đối với các loại hình thanh toán. Theo đó, ngân hàng nhà nước sẽ xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, xây dựng cơ chế chính sách về phí dịch vụ.
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các quy định thì cũng cần hoàn thiện quy định về an ninh, an toàn thanh toàn trực tuyến. Cần có các quy định cụ thể khi phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong thanh toán điện tử, thanh toán trực tuyến.
Xây dựng, phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ
Các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ phát triển thì thanh toán thẻ điện tử cũng mới phát triển theo, vì vậy ngân hàng nhà nước cần xây dựng, phát triển hệ thống bù trừ điện tử tự động qua các giao dịch thanh toán bán lẻ tại Việt Nam.
Thực hiện kết nối giữa hạ tầng kỹ thuật thanh toán điện tử của hệ thống ngân hàng với các đơn vị khác; phát triển mạng lưới máy giao dịch tự động động ATM. Đặc biệt, ngân hàng nên đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại khu vực nông thôn.
Ngoài ra, hệ thống thanh toán liên ngân hàng cũng cần được nâng cấp, mở rộng và cấu trúc lại, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, việc đẩy mạnh sử dụng hóa đơn điện tử cũng giúp cho mọi người ít sử dụng tiền mặt hơn.
Nguồn: https://minvoice.vn/