Mặc dù có các quy định pháp luật về lập và xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ nhưng vẫn có các kẽ hở để doanh nghiệp trốn thuế, không xuất hóa đơn. Trong công tác quản lý của cơ quan thuế còn tồn tại những lỗ hổng, dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước.
“Vòng bí mật” của doanh thu
Các của hàng nhỏ lẻ thường bán mặt hàng nhỏ, giá thành thấp nên người dùng không yêu cầu hóa đơn. Tình trạng này thường xảy ra tại các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại.
Có nhiều trường hợp, tại siêu thị, trung tâm thương mại đã tính 10% thuế VAT hoặc đã tính thuế VAT vào giá niêm yết sản phẩm nhưng ít khi xuất hơn, chỉ xuất khi khách hàng yêu cầu. Từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp gian lận, trốn thuế VAT.
Hiện nay, doanh thu nộp ngân sách của các trung tâm thương mại, các tổ chức kinh doanh địa phương vẫn còn “bí mật”. Điều này làm bất bình đẳng đối với các đơn vị kinh doanh nghiêm túc, đơn vị trốn thuế sẽ được nhiều lợi nhuận.
Các hoạt động mua bán, giao dịch kinh tế, thương mại rất phức tạp, qua nhiều khâu trung gian. Hơn nữa, việc thanh toán hiện nay vẫn chủ yếu bằng tiền mặt nên khó kiểm tra, quản lý được doanh thu cửa hàng.
Ngoài ra, cũng chính những lỗ hổng trong chính sách, quy chế pháp luật đã tạo điều kiện cho hành vi gian lận hóa đơn.
Triển khai hóa đơn điện tử
Để giải quyết tình trạng trốn thuế, cục thuế đã triển khai, thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử. Hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế giúp cục thuế quản lý và kiểm tra, thanh tra dễ dàng và chính xác hơn.
Thí điểm hóa đơn điện tử đối với 200 doanh nghiệp tại Hà Nội và TP HCM, sau đó tiếp tục mở rộng thêm với 8 tỉnh, thành khác. Đến năm 2018, Tổng cục Thuế sẽ triển khai áp dụng nộp thuế điện tử với cả các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế thì phải lập hóa đơn điện tử. Và gửi thông tin trên hóa đơn bằng phương thức điện tử cho cơ quan thuế để nhận mã xác thực hóa đơn từ cơ quan thuế.
Kết nối phần mềm bán hàng – Giải pháp khả thi cho quản lý thuế
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết cá nhân, tổ chức kinh doanh có sử dụng hệ thống máy tính tiền, hệ thống phần mềm bán hàng thì kết nối với hệ thống cơ quan thuế để gửi thông tin cho cơ quan thuế.
Theo luật sư Trương Thanh Đức cho biết đây chưa phải giải pháp tuyệt đối vì ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn có thể lách luật bằng cách thu tiền mặt, không xuất hóa đơn, không vào hệ thống. Nhưng việc kết nối phần mềm bán hàng với cơ quan thuế là cần thiết.
Để quản lý chặt chẽ về thuế thì cần quản lý từ đầu vào đến công tác thanh tra, kiểm tra doanh số… Ngoài ra, cần có tuyên truyền, khuyến khích người dùng lấy hóa đơn sau khi mua hàng. Xử phạt nặng những hành vi kinh doanh không xuất hóa đơn, không vào hệ thống.
Nguồn: https://minvoice.vn