Giải quyết gian lận thuế tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Tổng cục thuế đã giao kế hoạch cho các cục thuế thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn hành vi gian lận thuế. Đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra về thuế, tỷ lệ thanh tra tối thiểu 15% và kiểm tra tối thiểu đạt 18% số doanh nghiệp đang quản lý trong toàn ngành.

Các cục thuế cần xây dựng kế hoạch ngăn chặn gian lận thuế một cách đồng bộ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp.

Dưới đây là các nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong kế hoạch mà Tổng cục thuế giao.

Đồng bộ công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Cơ quan thuế sẽ tập trung thanh, kiểm tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết có dấu hiệu chuyển giá, kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp thường xuyên báo lỗ, số nợ thuế lớn, doanh nghiệp nhiều năm chưa được thanh tra… Thực hiện kiểm tra về việc sử dụng hóa đơn, các chứng từ bất hợp pháp, chuyển nhượng vốn…

(Nguồn: Internet) Đồng bộ công tác thanh tra, kiểm tra thuế
(Nguồn: Internet) Đồng bộ công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Ngoài ra, thực hiện thanh tra cả các đơn vị kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế, hoàn thuế… Kiểm tra thuế tập trung vào các lĩnh vực: chuyển nhượng vốn, ngân hàng, dược phẩm, bất động sản, điện, dầu khí, khoảng sản…

Năm 2016, ngành Thuế đã thực hiện thanh kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về thuế. Có 84.472 doanh nghiệp đã được thanh tra, kiểm tra. Kết quả là tăng thu thuế 17.263 tỷ đồng, nộp vào ngân sách nhà nước gần 12 tỷ đồng.

Để hạn chế tình trạng doanh nghiệp “ma” hoạt động mua bán hóa đơn bất hợp pháp, ngành thuế cần tăng cường quản lý giấy phép của tổ chức. Rà soát lại hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có số lượng hóa đơn lớn, có đại diện người pháp lý là người khác địa phương…

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế

Việc đẩy mạnh các dịch vụ công điện tử góp phần hiện đại hóa ngành thuế, ngăn chặn hành vi gian lận thuế. Đồng thời, các hoạt động thuế được thực hiện thông qua phương tiện điện tử giúp việc đối chiếu, hoạch toán nhanh chóng.

Để đẩy mạnh việc sử dụng hóa đơn điện tử cần phải áp dụng chính sách “bắt buộc” đối với doanh nghiệp. Hiện tại, ngành thuế không “ép” đơn vị đăng ký hóa đơn điện tử nên vẫn còn tình trạng mua bán hóa đơn giấy, hành vi gian lận hóa đơn vẫn diễn ra.

(Nguồn: Internet) Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế
(Nguồn: Internet) Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế

Ngành thuế đang triển khai thực hiện quản lý trên hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin tập trung. Bên cạnh đó, mở rộng việc kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động thuế giúp quản lý thuế hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho người nộp thuế. Dịch vụ thuế điện tử vừa giảm chi phí in ấn, vận chuyển hóa đơn cho doanh nghiệp, vừa tiết kiệm thời gian lập, xuất hóa đơn.

Phối hợp điều tra trường hợp vi phạm về thuế

Ngoài việc mở rộng sử dụng các dịch vụ thuế điện tử, ngành thuế cũng phối hợp với các cơ quan công an, cơ quan liên quan để điều tra những trường hợp vi phạm về thuế. Kiểm tra và xác minh hồ sơ khai thuế, so sánh đối chiếu chéo hóa đơn để nắm được những đơn vị có hành vi gian lận.

Xem thêm:

Đồng thời xây dựng mối quan hệ hợp tác, chia sẻ thông tin, tăng cường công tác quản lý người nộp thuế. Phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành vi gian lận thuế.

Hiện nay, các hành vi gian lận thuế ngày càng tăng và diển ra phức tạp. Nhiều doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất hợp pháp để bán hóa đơn, kê khai khấu trừ thuế GTGT, hạch toán chi phí.

Năm 2016, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng đã thành lập Tổ chống hành vi vi phạm hóa đơn. Với mục đích nghiên cứu hành vi vi phạm và đưa ra các giải pháp. Thực hiện xử lý nghiêm đối với tất cả các trường hợp liên quan đến sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Nâng cao ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế

Một điểm cần tập trung thực hiện trong kế hoạch của Tổng cục thuế là tích cực tuyên truyền cho người nộp thuế về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế.

(Nguồn: Internet) Nâng cao ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế
(Nguồn: Internet) Nâng cao ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế

Đồng thời, nâng cao tinh tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Thông qua việc hướng dẫn tuyên truyền chính sách pháp luật thuế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn ngừa người nộp thuế cố tình trốn thuế, tăng cường giám sát hoạt động của công tác thanh tra.

Điểm cuối cùng cần chú ý đó là tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ, công chức tham gia thanh tra, kiểm tra thuế. Sắp xếp cán bộ một cách hợp lý và phát huy kinh nghiệm, kiến thức cho từng cán bộ.

Ngoài ra, cơ quan thuế cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với cán bộ, đơn vị bao che, tiếp tay cho hành vi gian lận thuế.

Nguồn: https://minvoice.vn/